Cô Vũ Thị Mai Phương, giáo viên tại trung tâm luyện thi ở Hà Nội chia sẻ bí quyết về cách đạt điểm cao đối với bài đọc hiểu và sữa lỗi sai môn ngoại ngữ.
Không mất thời gian dịch bài đọc hiểu
Trong quá trình làm bài thi tiếng Anh, các thí sinh hay mắc phải lỗi ở phần đọc hiểu, chữa lỗi sai hay cấu trúc ngữ pháp. Các câu hỏi dạng này gây nhầm lẫn, khiến thí sinh nghi ngại khi chọn đáp án đúng. Đôi khi thí sinh cũng mắc lỗi ở các câu hỏi dễ do cẩu thả, làm quá nhanh, không đọc kỹ câu hỏi và các đáp án.
Đối với bài đọc hiểu, nhiều em tỏ ra lúng túng tìm cách dịch bài từ đầu tới cuối rất mất thời gian. Thay vào đó, thí sinh đọc lướt để nắm được ý chính sau đó tập trung vào việc tìm xem câu hỏi đó nằm ở đoạn nào trong bài. Lượng từ vựng yếu cũng gây trở ngại lớn cho học sinh. “Trong quá trình ôn luyện cho các em, tôi thấy rằng nếu không hiểu được 60% bài đọc thì học sinh khó có thể làm được dạng bài này”, cô Phương chia sẻ.
Cô Phương chia sẻ cách luyện thi tiếng Anh |
Với các lỗi này, các em hoàn toàn có thể ôn tập và rèn luyện thi thử để tránh rơi vào bẫy của đề. Về cơ bản, bài thi trắc nghiệm đòi hỏi kiến thức chắc chắn. Riêng tiếng Anh còn cần vốn từ tốt và kỹ năng làm bài chuẩn xác để sử dụng trong bài chữa lỗi câu.
Ví dụ:
To be good for agricultural purposes, soil must have in it the minerals plants required.
A B C D
Đối với dạng câu hỏi này, thí sinh thường lúng túng ở đáp án A hay C. Tuy nhiên đáp án đúng lại là D. Vì câu này diễn đạt đầy đủ là một dạng mệnh đề quan hệ (that/which plants...: đất phải có trong nó những khoáng chất mà cây yêu cầu) động từ require ở đây chỉ nên để ở hiện tại đơn vì đây là một câu mô tả ở hiện tại bình thường. Phía trước dùng must have. Do đó câu chuẩn phải là:
To be good for agricultural purposes, soil must have in it the minerals that/which plants require
Đối với dạng bài chọn đáp án đúng:
_______ of the financial crisis, all they could do was hold on and hope that things would improve.
A. In the end B. At the height C.On the top D.At the bottom
Nhiều bạn chọn (C) hoặc (D) với nghĩa là ở đáy khủng hoảng hay đỉnh của khủng hoảng kinh tế. Nhưng đáp án đúng lại là (B) at the height of the financial crisis nghĩa là: Ở thời điểm cao nhất của khủng hoảng kinh tế. "top" và "bottom" không sử dụng được trong trường hợp này. Những câu hỏi về cách sử dụng từ vựng, cụm từ hoặc cụm giới từ luôn là một thách thức không nhỏ với học sinh.
Hoặc ở câu:
It’s essential that every student _______ the exam before attending the course.
A. passes B. would pass C. passed D. pass
Đây là câu hỏi ngữ pháp thuộc cấu trúc câu giả định. "It is essential that sb (should) do smth". Từ should được ẩn đi khiến nhiều học sinh loại đáp án D ngay từ đầu trong khi đó mới là đáp án đúng.
Nắm vững kiến thức cơ bản
Cũng theo cô Phương, trong vài năm trở lại đây, bài thi trắc nghiệm khối A1 và D1 của Bộ GD&ĐT có xu hướng ra đề 80 câu hỏi và tập trung vào các dạng bài:
- Phần ngữ âm khoảng 5 câu;
- Ngữ pháp, từ vựng khoảng 30 câu bao gồm danh từ/ động từ (thời và hợp thời) /đại từ/ tính từ / trạng từ/ từ nối, cấu trúc câu, phương thức cấu tạo từ/sử dụng từ (word choice/usage), tổ hợp từ / cụm từ cố định / động từ hai thành phần (phrasal verb);
- Kỹ năng đọc hiểu: 20 câu bao gồm đọc lấy thông tin cụ thể/đại ý (đoán nghĩa từ mới; nghĩa ngữ cảnh; ví von; hoán dụ; ẩn dụ; tương phản; đồng nghĩa/dị nghĩa…) một bài text, độ dài khoảng 400 từ, chủ đề văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, Đọc phân tích/đọc phê phán/tổng hợp/suy diễn một bài text khoảng 250 từ.
- Hoàn thành vào đoạn văn khoảng 10 câu bao gồm điền từ vào chỗ trống (sử dụng từ/ngữ; nghĩa ngữ pháp; nghĩa ngữ vựng); một bài text độ dài khoảng 200 từ.
- Kỹ năng viết khoảng 20 câu bao gồm phát hiện lỗi cần sửa cho câu đúng (đặc biệt lỗi liên quan đến kỹ năng viết). Tìm câu gần nghĩa với câu cho sẵn/ hoàn thành câu.
“Mẹo” đạt điểm cao cho các phần thi này là thí sinh phải nắm vững kiến thức cơ bản và làm thật nhiều bài tập. Không nên làm theo cảm tính vì bài thi trắc nghiệm thường đánh vào tâm lý hoang mang, các phần kiến thức hay nhầm lẫn. Trong quá trình ôn luyện nếu thí sinh làm sai nhiều ở dạng bài nào thì cần học lại lý thuyết của phần đó. Thí sinh cần tăng cường khả năng từ vựng dù ở giai đoạn nào của quá trình luyện thi. “Ở giai đoạn cuối của quá trình luyện thi các em nên học từ các lỗi sai (learn from mistakes) và nhớ, học thuộc”, cô Phương nhấn mạnh.
Các câu hỏi khó của bài thi tiếng Anh thường nằm ở các câu hỏi từ vựng (từ đồng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa, cụm động từ...) hoặc có thể là một bài đọc hiểu dài, với nhiều từ mới. Cách ghi điểm ở phần này là nhờ quá trình luyện tập sâu rộng và có sự hỗ trợ của giáo viên hoặc các sách tham khảo tốt, sát với đề để các thí sinh ôn luyện.
Theo Tuyết Hoàng
Ads: Chia sẻ cach giam mo bung và cach lam trang da an toàn hiệu quả tại nhà