Bà bầu nên ăn trứng ngỗng vào tháng thứ mấy?

Theo quan niệm dân gian, bà bầu ăn trứng ngỗng trong giai đoạn thai kì sẽ rất tốt, trứng ngỗng chứa nhiều chất dinh dưỡng sẽ giúp bổ sung các chất cần thiết cho bé.

Dinh dưỡng trong giai đoạn mang thai là một vấn đề vô cùng quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến cả người mẹ và bé. Ngoài việc duy trì chế độ ăn uống cho con khỏe mạnh, mẹ bầu cũng không ngừng tìm kiếm và bổ sung các món ăn giúp con sinh ra được thông minh hơn người. Và một trong những thực phẩm được mẹ bầu tín nhiệm đó chính là trứng ngỗng.

Trứng ngỗng nặng gấp 4 lần trứng gà và có chứa tới 13,5% protein, 13,2% lipid và rất nhiều vitamin A, vitamin B1, Vitamin B2, các khoáng chất thiết yếu đối với cơ thể con người.

Chính vì những giá trị to lớn đó mà theo quan niệm dân gian, phụ nữ mang thai ăn trứng ngỗng sẽ giúp trẻ thông minh và khỏe mạnh hơn, vì vậy nên dù nhiều người cảm thấy trứng ngỗng rất ngán và khó ăn nhưng vẫn cố gắng để ăn. Vậy bà bầu ăn trứng ngỗng vào tháng thứ mấy là tốt nhất?



Bà bầu ăn trứng ngỗng vào tháng thứ mấy thì tốt?

Theo quan điểm truyền thống, bà bầu nên ăn trứng ngỗng từ tháng thứ 3 trở đi. Bởi ở thời điểm tam cá nguyệt thứ nhất, hầu hết phụ nữ mang thai đều có triệu chứng ốm nghén nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc ăn uống. Trong khi đó trứng ngỗng lại tương đối to và là thức ăn khó tiêu, dễ đầy hơi, chướng bụng nên chắc chắn không phải là sự lựa chọn đúng đắn cho bà bầu bị ốm nghén.

Bà bầu ăn trứng ngỗng sao cho tốt nhất?

Từ xưa đến nay, các bà bầu được khuyên nên ăn 7 quả trứng ngỗng nếu mang thai bé trai còn nếu là bé gái thì ăn 9 quả trứng. Tuy nhiên điều này là vô căn cứ và chưa có một công trình nghiên cứu nào khẳng định như vậy.

Trứng ngỗng tốt, điều này không ai phủ nhận, tuy nhiên nếu cứ ăn vô tội vạ thì sẽ khiến cả mẹ và bé gặp phải những vấn đề về sức khỏe. Các nghiên cứu khoa học cho rằng, thành phần dinh dưỡng trong trứng ngỗng không cân đối bằng trứng gà. Lượng chất béo trong trứng ngỗng cũng khá cao, không tốt cho các mẹ bầu bị cao huyết áp hay bệnh tim mạch.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, với lượng dinh dưỡng trong trứng ngỗng, mẹ chỉ nên giới hạn trong mức 1 quả/tuần nếu thấy ngon miệng để tránh dư thừa cholesterol và khó tiêu. Ngoài ra, do trứng ngỗng có khối lượng khá lớn nên nếu chỉ tập trung ăn nhiều trứng ngỗng, mẹ sẽ không thể ăn thêm những thực phẩm khác và dẫn đến nguy cơ mất cân bằng dinh dưỡng.


Mẹ bầu không nên quá lạm dụng trứng ngỗng, dễ dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng. (Ảnh minh họa)

Khi ăn trứng ngỗng, mẹ cũng cần lưu ý chọn những quả chất lượng tốt. Để nhận biết được điều đó, mẹ hãy tiến hành soi trứng trước nguồn sáng, giữ trứng trong lòng bàn tay và chỉ để hở hai đầu trứng. Nếu thấy trứng có màu hồng với 1 chấm mờ và nhìn rõ túi khí là trứng tốt. Mẹ tránh lấy các trứng có vệt máu, giun sáng hay có vật lạ trong trứng.

Ngoài cách thức trên, mẹ có thể kiểm tra chất lượng trứng bằng cách thả vào dung dịch nước muối loãng 10%. Nếu trứng lơ lửng trong nước thì là trứng mới, còn nếu trứng nổi lên mặt nước thì là trứng cũ, đã đẻ quá 5 ngày.


Ads: Chia sẻ cach giam mo bungcach lam trang da an toàn hiệu quả tại nhà